Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

VÌ SAO XÀ PHÒNG DIỆT KHUẨN BỊ CẤM?

Ngày 3/9 vừa rồi, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phát lệnh cấm với các xà phòng diệt khuẩn. Nguyên nhân được tuyên bố là chúng không hiệu quả và không an toàn bằng xà phòng thông thường.

Trong mọi bài viết của Khỏi Hắc Lào, chúng tôi luôn khuyến cáo mọi người rằng phương pháp phòng ngừa hắc lào hiệu quả nhất đó là giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và khô thoáng. Và không ít thì nhiều, hằng ngày chúng ta đều tiếp xúc, sử dụng các loại xà phòng (hầu hết được quảng cáo có chức năng diệt khuẩn) để rửa tay chân, tắm giặt... Vậy khi biết tin Mỹ cấm sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn này (và sắp tới sẽ là nhiều nước nữa), bạn có thấy bất ngờ và thắc mắc rằng tại sao xà phòng diệt khuẩn lại không hiệu quả và an toàn bằng xà phòng thường không?
Xà phòng diệt khuẩn có 19 loại hóa chất mà xà phòng thường không có, nguy hiểm nhất trong đó là triclosan và triclocarbon. Triclosan là chất có thể phá vỡ nội tiết của con người, triclosan có thể cho tác dụng ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng một số hoóc-môn trong cơ thể. Trong nhiều năm từ 2006 tới nay, triclosan đã được chứng minh qua các nghiên cứu rằng chất này ảnh hưởng đến hormone (hoóc-môn) tuyến giáp khi được thử nghiệm trên chuột, ếch... Không chỉ ảnh hưởng tới nội tiết tố tuyến giáp, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới hormone sinh dục nữ estrogen và hormone sinh dục nam testosterone.

Tuy nhiên, tác hại lớn nhất của xà phòng diệt khuẩn đó là do triclosan có tính diệt khuẩn (diệt cả nấm) nên về lâu dài, các loại vi khuẩn trong cơ thể có nguy cơ kháng kháng sinh. Nghĩa là các loại thuốc kháng sinh sẽ dần mất đi tác dụng. Hiện nay, việc kháng kháng sinh đang là một vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết của toàn nhân loại trong lĩnh vực y học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Mỹ đưa ra quyết định ngăn ngừa loại hóa chất này xuất hiện trong những bánh xà phòng được sử dụng ngày bởi người dân.
Ngoài ra, triclosan không hoà tan trong nước và ở điều kiện môi trường, triclosan có thể kết hợp với clo chứa trong nước máy để tạo hợp chất cloroform là chất theo cơ quan EPA Mỹ (US Enviromental Protection Agency) có nguy cơ sinh ung thư. Vậy nên triclosan, triclocarbon thải ra môi trường rất nguy hiểm với sức khoẻ của con người.
Với rất nhiều tác hại khôn lường nêu, chúng ta đã có thể khẳng định xà phòng diệt khuẩn có chứa triclosan là thiếu an toàn. Tuy nhiên, xà phòng diệt khuẩn có hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn không? Có khác biệt gì so với xà phòng thông thường. Theo các số liệu thì tính năng diệt khuẩn như là một chiêu thức kinh doanh, quảng cáo của các nhà sản xuất. Trên thực tế, xà phòng thường cũng có khả năng "diệt khuẩn" bằng 90% so với các loại xà phòng diệt khuẩn có chứa triclosan do không cần hóa chất thì vi khuẩn vẫn được đẩy sạch do bị cuốn trôi cùng các vết bẩn. Vậy tại sao chúng ta còn không sử dụng các loại xà phòng thường, diệt khuẩn chẳng kém mà không có các hóa chất độc hại mang lại vô số tác hại cho người sử dụng?

Vậy đối với những người bị hắc lào thì điều này có ý nghĩa gì? Như đã đề cập trong các bài viết trước, không nên sử dụng các loại xà phòng (diệt khuẩn) thông thường, do có nhiều tác hại (kháng kháng sinh - như đã trình bày trên) và tạo môi trường kiềm cho vi nấm phát triển. Cần phải thăm khám, xét nghiệm và sử dụng các loại xà phòng diệt nấm theo chỉ định của bác sĩ.

Còn nếu bạn không bị hắc lào thì bạn cũng hiểu rồi đấy, hãy sử dụng các loại xà phòng thường để phòng tránh hắc lào mà không bị ảnh hưởng bởi những tác hại của chất triclosan.
Hy vọng với những thông tin, kiến thức ở trên sẽ giúp các bạn có một cuộc sống chất lượng hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CORTICOID: Bạn Hay Thù Của Hắc Lào?

Bài viết trước chúng ta đã biết được tổng quan về corticoid - con dao 2 lưỡi, lưỡi nào cũng bén. Việc sử dụng chất này phải cực kỳ thận trọng. Vậy còn đối với hắc lào, lợi-hại của Corticoid ra sao, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.


Trong trường hợp người chưa bị bệnh Hắc lào, lạm dụng corticoid sẽ làm giảm sự đề kháng, tạo điều kiện cho các loại nấm tăng sinh. Đây là có thể gọi là bệnh nấm "cơ hội". Trên thực tế, trên làn da của chúng ta có vô số vi khuẩn và vi nấm có hại, nhưng chúng chưa đủ về "sức mạnh" cũng như số lượng để có thể gây bệnh. Hằng ngày, chúng ta tắm rửa vệ sinh cẩn thận để ngăn chặn số lượng vi nấm, vi khuẩn đó gia tăng. Tuy nhiên, khi lạm dụng corticoid để giảm đau, giảm viêm... thì hệ miễn dịch cơ thể bị giảm sút, khả năng đào thải độc thấp nên chỉ với số ít vi nấm cũng nhanh chóng phát triển và tấn công làn da, chính thức trở thành Hắc lào.
Còn đối với những người đang bị Hắc lào, sự hiện diện của corticoid có ảnh hưởng gì không? CÓ, trước hết, nhiều loại thuốc bôi trị nấm có chứa corticoid dưới dạng steroid, ví dụ như Thuốc 7 màu (Silkron). Khi sử dụng thuốc 7 màu (Silkron) để bôi lên vùng bị Hắc lào, do tính chất kháng viêm mạnh, những mụn nước ở vùng rìa mẩn nhanh chóng xẹp đi, vùng da bị hắc lào có vẻ như lành lại. Đó là tác dụng có thể nói là tốt ở corticoid: hạn chế mức độ tổn thương ở da. Tuy nhiên, sự thật corticoid không có tác dụng trong việc diệt nấm, chúng chỉ che giấu đi những triệu chứng bệnh. Với những ai chưa hiểu thì lầm tưởng loại thuốc 7 màu (có chứa corticoid) rất công hiệu trong việc chữa Hắc lào, và rồi chủ quan khiến bệnh tưởng khỏi mà vẫn chưa khỏi.
Không chỉ chưa khỏi, thậm chí còn nặng hơn. Ngoài ra, việc điều trị không đến nơi đến chốn này của corticoid cũng mang đến nhiều tác dụng phụ cho làn da khi bôi lâu dài như teo da, rạn da... Do đó, trong bài viết trước ở Khoihaclao.com, chúng tôi không khuyến khích sử dụng Thuốc 7 màu Silkron để chữa trị Hắc lào, phần lớn là bởi những nguyên nhân này.

Khi đã hiểu về corticoid, hẳn bạn cũng nhận ra một điều rằng, Hắc lào không chỉ đến từ thói quen xấu trong việc ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân... mà còn có thể đến từ việc lạm dụng thuốc (điển hình ở đây là corticoid), tạo điều kiện cho Hắc lào có cơ hội phát triển và lây lan.
Đến với kết luận cuối cùng, cũng là lặp lại phần mở đầu: "corticoid là một con dao 2 lưỡi, lưỡi nào cũng bén". Nếu sử dụng đúng cách (trong các loại bệnh, kể cả Hắc lào) thì nó sẽ đem lại hiệu quả tốt, còn nếu sai, hậu quá có thể rất nặng nề cho người bệnh. Hãy ghi nhớ, bất cứ khi nào sử dụng một loại thuốc nào, hãy khám bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ trước!
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CORTICOID: Đó Là Gì Vậy?

Corticoid là một chất nội tiết do 2 tuyến thượng thận tiết vào trong máu, 2 tuyến này nằm ngay ở phía trên 2 quả thận. Bình thường, corticoid giúp cơ thể chống lại những tình huống nguy kịch (đau đớn, nhiễm trùng...). Corticoid được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo.


Do đó, Corticoid được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau: Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn...; bệnh dị ứng, bệnh ngoài da, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh khớp, bệnh miễn dịch, viêm phần trước mắt; viêm đại tràng, viêm gan mạn tự miễn và một số bệnh ác tính về máu. Ngoài ra còn trị xuất huyết giảm tiểu cầu do cơ chế miễn dịch, tán huyết miễn dịch... Chính vì nhiều công dụng như thế nên nhiều người lầm tưởng thuốc corticoid là loại “thần dược”, trị được bách bệnh.
Do những tác dụng cấp tính mà Corticoid mang lại, người ta ngày càng lạm dụng corticoid. Chất này được tổng hợp trong nhiều nhóm thuốc steroid được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh những tác dụng tốt mà thuốc đem lại cũng tồn tại vô số những phản ứng phụ, tác hại khi lạm dụng như: Gây suy tuyến thượng thận do khi dùng thuốc corticoid từ ngoài vào cơ thể sẽ làm ức chế tuyến thượng thận bài tiết ra corticoid. Lúc đó, cơ thể hay mệt mỏi, nôn, nặng hơn nữa có thể gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp. Ngoài ra, corticoid gây tăng cân do giữ muối nước, cơ thể bệnh nhân mập ra, vai rộng, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, nứt da bụng, rậm lông. Thuốc còn làm tăng huyết áp, đái tháo đường (khoảng 10% bệnh nhân), gây tình trạng loãng xương vì uống corticoid lâu ngày làm cho xương bị mất chất vôi, xương xốp dần nên nên khi té ngã dễ bị gãy xương. Dùng corticoid còn dễ bị sỏi thận do tăng đào thải canxi qua đường tiểu, hạ kali trong máu làm bệnh nhân bị yếu cơ, có thể loạn nhịp tim. Cortisol làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng hô hấp. Có thể gây hại cho thai, làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, gây thiểu năng sinh dục ở nam giới, nữ có thể rối loạn kinh nguyệt, loét dạ dày tá tràng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Đặc biệt, thuốc còn gây hoại tử xương vô trùng, thường ở đầu xương đùi; teo cơ, chủ yếu cơ mông, cơ tứ đầu đùi. Tâm thần kinh biểu hiện mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử. Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt.


Kết luận, Corticoid được ví như con dao 2 lưỡi, mà lưỡi nào cũng sắc. Tuy nhiên, tại sao chúng tôi lại nhắc đến chất này trong website Khoihaclao.com? Corticoid có lợi/hại gì đối với Hắc lào? Liệu nó sẽ là cứu tinh hay trở thành tội nhân dành cho những người bệnh? Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi trên trong bài tiếp theo: BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CORTICOID: Bạn hay Thù của Hắc lào?

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

Có Loại "Vac-Xin" Nào Ngừa Hăc Lào Không???

Vaccine (Vắc-xin) là một thuật ngữ có lẽ ai cũng biết, nhưng không phải ai ai cũng hiểu thấu đáo khái niệm này. Trong một lần trò chuyện với vài người bạn về lĩnh vực y học, trong đó có Hắc lào, một người bạn hỏi tôi rằng không có một loại vaccine nào để phòng ngừa hay sao mà bệnh này dai dẳng từ người này sang người kia?

Xin đừng cười bạn tôi, bạn ấy biết rằng vaccine chỉ dùng để phòng ngừa và chữa trị cho virus, vi khuẩn gây ra, còn Hắc lào là do vi nấm gây ra, nên ý chính xác của bạn tôi là: Hắc lào không có "phương thuốc" nào phòng ngừa trước hay sao?
Thật ra là có đấy, thế nhưng, để hiểu tường tận tại sao, tôi xin "trích ngang" khái niệm và cơ chế hoạt động của Vaccine.

Vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Có thể hiểu nôm na thế này, Vaccine chính là nguồn bệnh đã được làm suy yếu (như sở, đậu mùa) dưới dạng virus, vi khuẩn...đưa vào cơ thể chúng ta. Do đã bị giảm độc lực, khi tiêm vaccine, người bệnh chỉ sốt nhẹ hoặc đôi khi không phản ứng nhiều, thế nhưng, ở bên trong cơ thể, hệ miễn dịch (các tế bào bạch cầu nhanh chóng tiêu diệt nguồn bệnh lạ này và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi có tác nhân gây bệnh thực thụ (virus xịn) thì cơ thể đã ở tư thế sẵn sàng do đã học được cách phòng bệnh, điều này giúp chúng ta xử lý bệnh đó dễ dàng hơn.

Còn lý do Vaccine được gọi là Vaccine thì phải quay trở về thế kỷ 18, lúc đó vaccinia là một loại virus bệnh đậu bò. Nông dân có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau đó lại miễn nhiễm với bệnh đậu mùa. Nhờ chi tiết này, người ta phát hiện cơ thế tự vệ của hệ miễn dịch, từ đó về sau tất cả chủng thuốc có tính chất tương tự gọi là Vaccine.

Quay trở lại với Hắc lào? Tại sao Hắc lào không có Vaccine?
Như đã nói, tác nhân gây bệnh Hắc lào là do vi nấm nhóm dermatophytes gây nên (hay gặp nhất là ba loại microsporum, trychophyton và epidermophyton). Vi nấm gây bệnh tác dụng ngoài da và không đi vào cơ thể nên không thể được bảo vệ bởi các tế bào bạch cầu (hệ miễn dịch).
Vậy "phương thuốc" tôi đã nói đâu? Nó là gì?
Phương thuốc tốt nhất để ngăn ngừa hắc lào, đó là giữ vệ sinh sạch sẽ thoáng mát cùng một chế độ ăn uống lành mạnh. Tại sao ư?
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp làn da bạn khỏe mạnh, hãy tưởng tượng như cơ thể bạn là một thành phố, và làn da như một tường thành. Tuy quân Hắc lào "ngoại xâm" chỉ dám tấn công ngoài tường thành, nhưng một tường thành vững chãi sẽ chống trả tốt hơn và chịu tổn hại ít hơn hẳn một thành trì xập xệ.

Việc bạn vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, giữ làn da thoáng mát giúp ngăn ngừa vi nấm có cơ hội lại gần thành trì đó. Và đó là "liều vaccine" duy nhất giúp phòng ngừa hắc lào, hy vọng bạn cũng sẽ giữ cơ thể sạch sẽ và ăn uống hợp lý, lành mạnh để cùng đẩy lui hắc lào khỏi cuộc sống.
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

HẮC LÀO: HÃY DỪNG NGAY VIỆC SỬ DỤNG LẠI CÁC ĐƠN THUỐC CŨ!

Hẳn là ai cũng biết chuyện chúng ta có thể thoải mái ra nhà thuốc mua thuốc, thậm chí là đối với các loại bệnh "sơ sơ" như cảm cúm, đau nhức... chúng ta phó mặc luôn việc sử dụng thuốc gì cho các dược sĩ bán thuốc. Sự lỏng lẻo này khiến cho quá trình điều trị của nhiều người bệnh có thể sai "từ trong trứng nước".

Và không phải chính mình, thì các bạn hẳn từng thấy ai đó hay mách cho nhau những đơn thuốc "tốt", "thần kì" mà mình hay người thân đã từng sử dụng qua, "tui bị bệnh bữa đi khám bác sĩ kê cho đơn này uống hết liền khỏi đi tái khám nè", "rối loạn tiền đình hả, qua nhà tui kiếm cuốn sổ khám bệnh có toa thuốc hồi trước bà xã tui cũng bị, uống là khỏe re".... và vân vân những trường hợp như vậy. Thế nhưng, bạn nên biết rằng, mọi bác sĩ đều không khuyến khích việc sử dụng lại những đơn thuốc cũ, kể cả cho mình hay cho người khác.
Tại sao vậy? Đơn giản là bởi vì đơn thuốc đó được "thiết kế" cho bạn, CƠ THỂ BẠN, TÌNH TRẠNG CỦA BẠN và THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP.
Việc sử dụng lại khi cơ thể bạn đã thay đổi, tình trạng bệnh đã biến chuyển và ở một thời điểm khác (có thể là mùa đông thay vì hè) là cực kì nguy hiểm, không chỉ không có nhiều tác dụng mà còn có thể ảnh hưởng ngược lại do những tác dụng phụ của thuốc.

Và HẮC LÀO cũng như vậy!
Có những trường hợp anh A (hắc lào nhẹ) và anh B (hắc lào mạn tính) trao đổi đơn thuốc cho nhau. Anh B có thể sẽ khó khỏi bệnh do đơn thuốc của anh A khá nhẹ "đô", còn anh A khi dùng đơn thuốc của anh B thì có vẻ bị quá liều và chịu những tác dụng phụ không mong muốn. Như vậy, tự dùng thuốc có thể làm cho bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng vì không được chữa trị bằng thuốc đúng cách. Cũng có những trường hợp sử dụng sai thuốc trị hắc lào, đôi lúc dùng thuốc sai sẽ khiến che lấp dấu hiệu của các bệnh khác, khiến bác sĩ khó chẩn đoán tổng quát sức khỏe của bệnh nhân. Bởi vậy, một đơn thuốc luôn có nghĩa: đó là dành cho một cá nhân cụ thể được dùng trong một thời điểm cụ thể. Bệnh của chính mình bây giờ có vẻ giống như trước kia nhưng bây giờ có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ không còn hiệu quả. Bệnh của người này có vẻ na ná giống người kia nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi là nguy hiểm.
Tóm lại, việc “tự dùng thuốc” luôn hàm chứa mối đe dọa nguy hiểm vì nó có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý mà lại không có sự hiểu biết kèm theo”, có thể đưa đến tác hại không lường trước được. Bất kể các loại bệnh, bao gồm cả HẮC LÀO, đừng bao giờ "tự dùng thuốc" qua các đơn thuốc cũ các bạn nhé!
Với tất cả kinh nghiệm của mình, dù đưa ra nhiều ý kiến chuyên gia, thế nhưng chúng tôi vẫn luôn khuyến khích người bệnh HẮC LÀO thăm khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế uy tín với những chỉ dẫn đích xác của y bác sĩ. Hy vọng với những cảnh báo trong bài viết này, mọi người sẽ có một thói quen sử dụng thuốc đúng đắn trong việc điều trị các loại bệnh nói chung và HẮC LÀO nói riêng.
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!


Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CƠN NGỨA Ở HẮC LÀO: Ngăn Chặn Và Điều Trị

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về Histamin, thủ phạm gây ra ngứa ở các căn bệnh ngoài da, trong đó có Hắc lào. Vậy tại sao chúng ta phải biết về Histamin cũng như cơ chế vận hành của nó, việc này giúp ích gì trong quá trình ngăn chặn cơn ngứa cũng như hỗ trợ điều trị Hắc lào?


Thật ra là có đấy. Theo thông thường, điều trị Hắc lào thường sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, ức chế sự phát triển của vi nấm chứ không tác dụng vào trong cơ thể nên không có tác dụng giảm cơn ngứa ở những vùng bị hắc lào. Trong những trường hợp như vậy, người dùng chỉ còn cách chịu đựng và kiềm chế không gãi, tác động lên vùng ngứa quá nhiều nhằm tránh da bị tổn thương và lây lan sang những vùng xung quanh - đó là lời khuyên chung của mọi bác sĩ, chuyên da đến người bệnh.

Tuy nhiên, với một số ít người bệnh, cơn ngứa quá khó chịu do bệnh đã ở trong tình trạng nặng, hay người bệnh không thể tự tiết chế việc gãi khi ngứa, thì bác sĩ có thể kê đơn dạng thuốc uống để đẩy mạnh quá trình điều trị, và có thể thêm vào đó một loại thuốc kháng histmin khi bác sĩ thấy cần thiết hoặc bệnh nhân tự yêu cầu để giảm ngứa. Vậy thuốc kháng histamin hoạt động như thế nào.
Trước hết, gọi là kháng histamin, tuy nhiên thành phần của loại thuốc kháng histamin này là những chất "tranh giành" thụ thể H1 và H2 của histamin. Nghĩa là thay vì để histamin liên kết với thụ thể H1 H2, tạo nên những Histamin-H1, Histamin-H2 gây nên những triệu chứng, tác dụng xấu thì thuốc kháng histamin tranh thủ liên kết với những H1 và H2 đó trước, khiến do các histamin tự do không có chỗ liên kết, không thể gây hại đến cơ thể do chỉ một hình histamin không có hoạt tính.
Đối với các bệnh ngoài da, thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị dị ứng chứ không thể trị dứt điểm bệnh. Cụ thể đối với Hắc lào, thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm ngứa, không thể diệt trừ được vi nấm bên ngoài da. Điều này gây nên những nhầm lẫn không nhỏ cho người bệnh, sau khi dùng thuốc người bệnh dần cảm thấy hết ngứa thì lại lầm tưởng bệnh thuyên giảm, dùng thuốc vài ngày thấy không còn ngứa nữa, vết mẩn đỏ mờ đi, cho rằng bệnh đã hết thì ngưng thuốc. Những lầm tưởng này là do chưa hiểu đúng quá trình tác động của thuốc, dẫn đến các chữa trị sai. Thực tế là ngay sau khi hết thuốc, những triệu chứng của bệnh (ngứa) sẽ quay lại, thậm chí là phát tác mạnh hơn.
Thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm các phản ứng dị ứng

Do đó, muốn điều trị hắc lào, người bệnh cần tuân theo liệu trình một cách nghiêm ngặt, dùng thuốc đúng thời điểm, đúng liều và đúng cách. Đồng thời để tránh cơn ngứa khó chịu, người bệnh nên hạn chết tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm, ăn các chất gây kích ứng (như hải sản)... - những điều khiên histamin tìm đến thụ thể H1 H2 nhanh hơn. Kết hợp cả trong lẫn ngoài một cách hợp lý, tuân thủ nghiêm túc thì hắc lào sẽ dễ dàng bị đẩy lùi. Chỉ cần một chút chủ quan trong quá trình điều trị, Hắc lào sẽ đeo bám dai dẳng và dễ dàng tái phát.
Và một lưu ý khác khi sử dụng các loại thuốc kháng Histamin, các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường có khá nhiều tác dụng phụ như gây ức chế thần kinh trung ương, khiến buồn ngủ, thời gian tác dụng ngắn. Hiện nay đã có các loại thuốc khác histamin thế hệ 2, hạn chế các điểm yếu của thế hệ thuốc cũ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà sử dụng các loại thuốc khác nhau, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ thị của bác sĩ
Với những kiến thức qua 2 bài viết vừa rồi, hy vọng các bạn đã trang bị thêm cho mình những kiến thức trong việc chiến đấu với căn bệnh hắc lào.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CƠN NGỨA Ở HẮC LÀO: Thủ Phạm Chính Là...

Không chỉ với hắc lào, đa số các bệnh ngoài da khác từ khi phát bệnh cho đến lúc điều trị dứt điểm đều mang lại những cơn ngứa ngáy khó chịu, tùy vào từng thời điểm trong ngày mà có lúc ngứa nhiều, ngứa ít. Nếu người bệnh không tự kiểm soát, gãi lên vùng da bị bệnh quá nhiều hay quá mạnh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy bạn có biết vì sao lại ngứa và làm thế nào để ngăn chặn nó không???

Nguyên nhân của tình trạng này do một chất tên Histamin gây nên.
Theo Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Tp.HCM, Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng của cơ thể. Histamin phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các mô phổi, ruột, da.
Ở trạng thái bình thường, histamin kết hợp với một chất khác là heparin bằng lực hút tĩnh điện, không có hoạt tính, nghĩa là không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi bị tác động từ bên ngoài như thời tiết lạnh, tiếp xúc với hóa chất, bụi... thì liên kết này bị phá vỡ, histamin tách rời khỏi heparin và gắn với những vị trí nhạy cảm (gọi là thụ thể histamin - có thể hiểu nôm na là những nơi hút histamin về) gây ra phản ứng dị ứng.
Thụ thể Histamin (nơi "mời chào" các histamin tự do gắn vào) có 2 loại: H1 và H2.
H1 thường có ở khí quản, phổi, ruột, da, mạch máu... Khi Histamin bám vào H1, cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng, gây hiệu ứng co thắt cơ trơn khí quản, ruột; làm giãn mạch máu, tăng tính thấm mao mạch gây phù nề, nổi ban, mẩn và quan trọng là, liên kết Histamin-H1 này kích thích tận cùng dây thần kinh gây ngứa (ở bệnh Hắc lào và các bệnh ngoài da khác).
H2 thường có ở ruột, liên kết Histamin-H2 gây tăng tiết acid dịch vị.
Hen suyễn khi thời tiết lạnh

Một khi các histamin tự do liên kết với các thụ thể tạo thành các cặp liên kết Histamin-H1 và Histamin-H2 thì cơ thể tạo ra một số phản ứng dị ứng, tùy vị trí mà có những biểu hiện như:

- Trên hệ hô hấp: gây sổ mũi, hen suyễn (do viêm, phù nề và co thắt khí quản) - trường hợp này thường xảy ra khi thời tiết lạnh hoặc ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp.
- Trên da: nổi mề đay, mẩn, chàm, phát ban và gây NGỨA
- Trên mắt: làm viêm, đỏ kết mạc
- Trên hệ tiêu hóa: gây tiết quá độ HCl và pepsin (dịch vị), gây tiêu chảy do co thắt ruột
- Trên hệ tim mạch: gây giãn mạch máu, kéo theo tụt huyết áp và co thắt cơ tim.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn những hệ quả do liên kết histamin và thụ thể gây ra???
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

Thủ Phạm Gây Hắc Lào Có Thể Đến Từ Thói Quen Mặc Quần Bó Sát

Những mẫu quần bó hiện nay đem lại cho các bạn nữ (và cả nam nữa) sự năng động, trẻ trung và trên hết là tôn lên vẻ đẹp của cơ thể. Không khó để nhận ra ngày càng nhiều bạn trẻ ưa chuộng và diện những mẫu thời trang này ngày càng nhiều hơn.


Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc mặc quần áo quá chật nói chung, cũng như việc mặc quần bó nói riêng đem lại không ít hậu quả cho khổ chủ. Tạo mảng thâm đen da, viêm nang lông, Làm rối loạn tiêu hóa, Tổn thương cột sống, thần kinh, Gây viêm nhiễm ở nữ, giảm chất lượng “tinh binh” ở nam... là những điều được nhắc đến trong thời gian gần đây trên các trang báo, diễn đàn về sức khỏe. Và cũng hắc lào cũng không ngoại lệ, cũng là một nguy cơ có thể xuất hiện với bất kì ai có thói quen mặc quần áo bó sát không đúng cách.

Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào khi mặc quần áo bó sát có thể dễ dàng nhận ra, đó là việc mặc các loại quần áo chật chội trước hết khiến bề mặt da không thông thoáng, thân nhiệt tăng làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển, trong đó có vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây hắc lào.
Tuy nhiên, việc mặc quần áo bó sát đúng cách phần lớn sẽ không gây hại nhiều đến cơ thể. Sau đây là những lưu ý giúp bạn vừa có được thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe và ngăn ngừa hắc lào:

- Không mặc quần áo bó sát trong trường hợp không cần thiết, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
- Chọn đúng size, không mặc quá chật.
- Lựa chọn chất liệu thoáng mát (như cotton), mềm, đàn hồi tốt để có thể co giãn hợp lý theo cơ thể, tránh bị tổn thương khi cọ xát do quần áo quá cứng.
- Giữ khô ráng quần áo (cả đồ lót) và vùng kín, lau khô khi đi vệ sinh hay lúc tiết nhiều mồ hôi do vận động, thời tiết nóng bức.
- Khi có dấu hiệu tổn thương hay ngứa ngáy, tạm thời ngưng sử dụng và xác định bệnh, khám chữa kịp thời.
Hy vọng với những lưu ý trên, các bạn có thể thể hiện gu thời trang của mình mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

BẠN CÓ BIẾT: Kiêng Ăn Gì Khi Bị Hắc Lào?


Như các bạn đã biết, Hắc lào là một bệnh do vi nấm gây nên. Những vi nấm này sinh sôi trên bề mặt da, gây tổn thương cho vùng da đó. Biểu hiện rõ nhất của Hắc lào là nổi những mẩn đỏ hình tròn có mụn nước ở rìa, gây ngứa nhiều và dần lây lan sang các vùng da xung quanh. Và cũng đã rất nhiều lần đề cập trong các bài viết trước ở Khỏihắclào.com, Hắc lào cần phải được chữa trị dứt điểm sớm nhất có thể, ngăn ngừa sự lây lan và những tổn thương nghiêm trọng. Vậy trong quá trình điều trị, có cần phải kiêng những món ăn/uống nào không?


Thực tế thì mọi người ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khi mắc hắc lào. Những vùng nổi mẩn người bệnh thường chỉ xem như "vết muỗi đốt", sẽ lành lại khi hết bệnh. Điều này có thể đúng trong trường hợp tuân thủ đúng việc chữa trị hợp lý kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh. Trên nguyên tắc, những vùng tổn thương (mẩn đỏ) do hắc lào gây ra cũng là một dạng vết thương, và do vậy cũng có khá nhiều điểm tương đồng với việc nên/không nên ăn uống gì khi bị các vết thương khác.
Vậy, cần phải kiêng những loại thức ăn nào?

- Trước hết, nếu bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó, hạn chế ăn loại thức ăn đó để cơ thể không phản ứng và phát sinh thêm bệnh như mề đay, rối loạn tiêu hóa...
- Rau muống: tuy rau muống có tác dụng giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu nhưng nó cũng kích thích tái sinh da thịt thái quá khiến vùng nổi mẩn nổi sẹo lồi trong trường hợp người bệnh gãi hay tác động quá mạnh làm tổn thương sâu.
- Thịt bò: cũng giống như rau muống, với hàm lượng dinh dưỡng cao, thế nhưng thịt bò khiến cho vùng nổi mẩn bị thâm sau khi lành.
- Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua...): chứa hàm lượng chất đạm cao, khiến da bị chàm hóa, gây mất thẩm mĩ và rất khó chữa khỏi những vết chàm này, đặc biệt khi chúng xuất hiện trên mặt.
- Gạo nếp: thường có tính nóng, dễ mưng mủ. Ăn gạo nếp, xôi nếp khi bị hắc lào khiến cho các mụn nước ở rìa vùng mẩn xuất hiện nhiều hơn, đồng nghĩa với việc có khả năng vô tình tác động, làm bể mụn nước dẫn đến khả năng nhiễm trùng.
- Hải sản (tôm, cua, cá...): giống như thêm dầu vào lửa, ăn hải sản sẽ làm người bệnh ngứa hơn, nếu không kiềm chế gãi quá nhiều sẽ tăng nguy cơ lây lan hắc lào, tổn thương da và nhiễm trùng.
Nhìn lại danh sách những thứ không nên ăn ở trên có lễ cũng khá nhiều, đừng lo, vẫn còn rất nhiều thứ tốt cho người bệnh hắc lào ở danh sách những thứ nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng dưới đây:

- Rau, củ, quả các loại: bổ sung vitamin, giúp duy trì làn da khỏe mạnh và hỗ trợ ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh ngoài da, trong đó có hắc lào.
- Protein: rất quan trọng trong quá trình tổng hợp các kháng thể, tăng sức đề kháng và tiêu trừ vi nấm, vi khuẩn. Protein có nhiều trong các loại thịt, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những loại thịt không nên ăn đã liệt kê ở trên (thịt bò, trứng, sữa, hải sản, gà). Nên ăn các loại thịt như thịt heo, cừu, thỏ, dê vì lành tính và ít chất gây kích ứng.
- Khoai tây, bột bang, gạo lức chống lỡ ngứa, ngô, đậu (đỗ): chứa glucid giúp tổng hợp globulin trong cơ thể, giúp thành lập kháng thể để bảo vệ cơ thể, từ đó làm giảm sự mẫn cảm của da và giảm hiện tượng viêm của các mô, ngoài ra thông qua hoạt chất chống oxy hóa, chúng giúp trung hòa độc chất nội sinh, cung cấp cho cơ thể các loại khoáng tố vi lượng như kẽm để thương tổn ngoài da mau lành.
- Nước muối khoáng và các chất vi lượng khác: có vai trò rất lớn trong việc góp phần vào sự tổng hợp enzyme, các nội tiết tố và kháng thể cho cơ thể chống lại các bệnh ngoài da thường gặp.
Với những gợi ý trên, hy vọng mọi người có thể xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ đẩy lùi hắc lào. Nên nhớ, một chế độ ăn uống hợp lý là nền tảng vững chắc trong việc phòng ngừa và điều trị các loại bệnh. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

Hắc Lào Thường Bị Nhầm Lẫn Với Một Số Bệnh Ngoài Da Nào?

Đối với các bệnh ngoài da, những biểu hiện ban đầu thường khá giống nhau như: ngứa, nổi mẩn, mụn nước... Và thường ở giai đoạn đầu, chúng ta thường khó phân biệt hắc lào với các bệnh ngoài da khác.


MỀ ĐAY


Bệnh Mề đay trước hết có khả năng di truyền, nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh mề đay thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị mề đay, tuy nhiên bạn vẫn có thể mắc bệnh do nhiều nguyên nhân như bị dị ứng với một số loại thức ăn (thường là hải sản, đậu phộng...) hoặc do phản ứng phụ của việc sử dụng thuốc kháng sinh, thay đổi thời tiết... Khi phát bệnh thường nổi mẩn đỏ trên da và gây ngứa. Đó là 2 biểu hiện thường thấy ở các bệnh ngoài da nên gây ra sự nhầm lẫn. Đối với bệnh mề đay, các vết mẩn đỏ xuất hiện với hình dạng và kích thước không đồng đều, dễ dàng lan nhanh đến khắp vùng cơ thể khi bị tác động (tác động cả bên trong hoặc bên ngoài). Với một số trường hợp nặng, các vết mẩn đỏ có thể nổi mụn nước hay xuất huyết, có thể gây nhiễm trùng nếu người bệnh không được chăm sóc cẩn thận. Các vết mẩn đỏ này cũng gây ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu cho người bệnh. Bệnh Mề đay dễ dàng dẫn đến những biến chứng những căn bệnh nguy hiểm khác như hen suyễn, bệnh hô hấp và các bệnh thần kinh...



HĂM DA


Bệnh hăm da ở người lớn và ở trẻ sơ sinh có căn nguyên, nguồn gốc khác nhau nhưng cùng phát triển trong môi trường nóng ẩm, có tác động cơ học (mastic). Khởi đầu bao gồm các nhân tố mastic cùng với mồ hôi, phân, nước giải và tiết dịch lồn có khả năng làm nặng thêm tình trạng hăm da. Chính vì lí do đó, hăm da là hiện tượng rất phổ quát, có khả năng mắc nhiều lần trong đời.
Ở người lớn, tình trạng viêm là do bề mặt da chà vào nhau gây xói lở. Hăm da chủ yếu do vi nấm, nhưng thỉnh thoảng bội nhiễm bởi vi khuẩn. Đặc biệt, người bị bệnh béo phì, đái tháo đường, tiết mồ hôi nhiều cũng có nguy cơ hăm da cao hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, bệnh hăm da chủ yếu có nguồn gốc từ kích ứng bỉm tã, bác mẹ quấn bỉm cho bé quá chặt, không xảy ra đều đặn thay bỉm khiến da bé bị ẩm thấp liên tiếp. Môi trường chất thải (phân và nước giải) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh.
Người bị bệnh hăm da đều có triệu chứng lộ rõ ra một vùng da đen (nổi các dát đỏ, nổi mẩn lan tỏa), viêm da tại các vùng kẽ như bẹn, nách, cổ, ngón của bàn tay, chân... Vùng da có sự phồng nhẹ, bong vẩy và ngứa, xót.
Vết hăm có cảm giác nóng hơn so với các vùng da khác trên tài thể. Trường hợp nặng xuát hiện vết loét, ứ dịch gây đớn đau. Bệnh hăm da thường mãn tính với phát khởi âm ỉ, gây ngứa, cảm giác bỏng rát và đau nhức tại các nếp da.


RÔM SẢY


Rôm sảy thường thành đám, mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán..., nhiều khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn, thậm chí toàn thân. Biểu hiện là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn. Da bị viêm nên người bệnh (thường là trẻ em) có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Khi đó, càng gãi càng làm da sây sát dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Các điều kiện thuận lợi làm rôm xuất hiện là nhiệt độ cao, vi khí hậu nóng ẩm, không thoáng khí, trẻ mặc quần áo bí hơi, ít tắm rửa.
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!



Bị 2 Bệnh Cùng Lúc: Hắc Lào Và ...


Bình thường, chỉ với một căn bệnh Hắc lào thôi đã khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn trong việc chữa trị rồi. Vậy sẽ ra sao nếu không chỉ bị Hắc lào, bạn còn bị một căn bệnh khác? Thật ra, tỷ lệ xảy ra trong trường hợp này khá là ít, tuy nhiên không phải là không có. Vậy trong trường hợp đó, chúng ta sẽ phải xử xí như thế nào.

Trước hết, có rất nhiều loại bệnh dưới nhiều hình thức và mức độ nặng nhẹ khác nhau, chúng tôi xin chia ra 3 nhóm như sau đây:
Nội khoa

Nội khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị không phẫu thuật các bệnh của cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là ở người lớn. Một số ngành thuộc nội khoa là Huyết học, Nội tiết, Hô hấp, Tiết niệu, Xương khớp, Tiêu hoá, Tim mạch, Truyền nhiễm, Ung bướu...
Hầu hết các loại bệnh này đều có tính nghiêm trọng cao, và như đã giới thiệu, các bệnh nội khoa không phẫu thuật và thường điều trị bằng thuốc dạng uống, tiêm... Khi người đang mắc hắc lào mắc một số bệnh như máu nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hóa...thì việc điều trị có thể nói là độc lập, không ảnh hưởng đến nhau do các loại thuốc trị hắc lào đa phần chỉ tác dụng ngoài da trừ thuốc uống.
Ngoại khoa

Ngoại khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến điều trị bệnh hoặc tổn thương bằng phẫu thuật. Các ngành thuộc ngoại khoa như chấn thương chỉnh hình, ghép cơ quan, phẫu thuật...
Việc phẫu thuật hầu như cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc trị hắc lào, tuy nhiên nếu vùng phẫu thuật là vùng nhiễm hắc lào thì ưu tiên trị hắc lào trước rồi mới phẫu thuật sau (trong trường hợp không khẩn cấp) nhằm tránh hắc lào lây lan. Ngoài ra, quá trình sau phẫu thuật cũng cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận, nên tạm hoãn việc điều trị hắc lào cho đến khi cơ thể khỏe mạnh trở lại. Nếu buộc phải trị hắc lào trong trường hợp này (có thể do hắc lào đã quá nặng, quá ngứa ngáy và gây tổn thương) thì nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm từ thảo dược an toàn, có chiết xuất tự nhiên để tránh những tác dụng phụ không tốt.
Bệnh ngoài da khác

Một số bệnh ngoài da khác như chàm, mề đay, ghẻ lở, mụn cóc... Tùy vào mỗi bệnh mà có cách điều trị khác nhau, như mề đay là có thể do dị ứng, ghẻ lở do nhiễm vi khuẩn, vi nấm, mụn cóc do nhiễm virus HPV. Phải hiểu tính chất và nguyên tắc chữa trị của từng loại bệnh để có được sự kết hợp hoàn hảo nhất trong điều trị các loại bệnh cùng lúc. Ví dụ như: khi bị mề đay cùng với hắc lào, thì ưu tiên chữa mề đay trước; bị mụn cóc thì có thể chữa trị song song.
Tựu chung lại, việc điều trị một loại bệnh đã khá phức tạp, việc cân nhắc kết hợp điều trị nhiều loại bệnh lại càng khó khăn hơn. Trong trường hợp bị hắc lào và một bệnh nào khác, thì việc quan trọng và cần thiết nhất là khám/xét nghiệm và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích sử dụng những sản phẩm với nguồn gốc thảo dược, chiết xuất tự nhiên, đem tới độ an toàn cùng sự hiệu quả vượt bậc trong việc hỗ trợ điều trị Hắc lào.

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

5 MẸO CHỮA HẮC LÀO MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

meo chua hac lao

Hi bạn! Như bạn cũng biết khi bị hắc lào sẽ có cảm giác ngứa ngáy, các mụn nước nổi lên rất khó chịu. Bệnh thường kéo dài một vài tuần, và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của bạn. Bạn chỉ muốn nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh chóng chấm dứt tình trạng này. Dưới đây là một số mẹo chữa hắc lào giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Mẹo chữa hắc lào số 1: Hạn chế làm việc, ăn ở tại những nơi ẩm ướt.
Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển tốt nhất. Vì vậy, nếu muốn kìm hãm sự phát triển của vi nấm thì bạn nên hạn chế làm việc, ăn ở tại những nơi ẩm ướt.

Mẹo chữa hắc lào số 2: Không mặc những bộ quần áo bó sát.
Khi bị hắc lào, dịch từ vùng da bị bệnh sẽ dễ dàng lây sang các vùng khác do mồ hôi. Vì vậy, để hạn chế lây lan, bệnh nhân không nên mặc những bộ quần áo bó sát. Nên mặc những bộ đồ thấm mồ hôi tốt, rộng rãi, sạch sẽ. Những người khác tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng và quần áo với bệnh nhân bị hắc lào, vì vi khuẩn nấm có thể theo mồ hôi của bệnh nhân dính vào vật dụng, quần áo.

Mẹo chữa hắc lào số 3: Thường xuyên giặt phơi quần áo, chăn màn
Bạn nên thường xuyên giặt quần áo, chăn màn của bệnh nhân, phơi ngoài ánh nắng mặt trời. Vệ sinh nơi ở, nhà tắm để diệt vi nấm mốc hắc lào. Nếu có thú cưng, không để thú cưng lại gần người bị bệnh. Hạn chế ôm ấp, ngủ chung với thú cưng . Những việc này sẽ giúp tránh lây lan bệnh sang người khác.

Mẹo chữa hắc lào số 4 : Hạn chế ăn những thực phẩm tanh, thực phẩm có tính nóng.
Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm tanh như cá, cua, tôm...và những thực phẩm có tính nóng như thịt chó, ớt, hạt tiêu,...Những thực phẩm này sẽ làm vi nấm của hắc lào phát triển nhanh và lan ra diện rộng, khiến bệnh trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.

Mẹo chữa hắc lào số 5 : Tắm bằng xà phòng diệt nấm
Nhiều người quan niệm bị hắc lào không nên tắm bằng xà phòng, tuy nhiên quan niệm này không hoàn toàn đúng. Khi bị hắc lào bệnh nhân nên thay thế những loại xà phòng thông thường bằng xà phòng diệt nấm. Hoặc bạn cũng có thể vệ sinh cơ thể bằng nước chanh hòa loãng. Nhưng tuyệt đối không được xát chanh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Những Nguyên Nhân Lây Nhiễm Hắc Lào Nhiều Nhất

Hắc lào (hay còn gọi là bệnh lác đồng tiền) là một bệnh ngoài da khá phổ biến, với những biểu hiện như nổi mẩn đỏ gây ngứa… Bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây nên, rất dễ mắc phải do môi trường và lối sống không được vệ sinh cẩn thận. Hắc là có thể biến chứng thành mạn tính, gây tổn thương, chàm hóa da nếu không được điều trị dứt điểm.

Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hắc lào:

- Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Đây là nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh hắc lào ở người. Đa số người nhiễm bệnh hắc lào thường ít vệ sinh cơ thể, đặc biệt trong những ngày nắng nóng đổ nhiều mồ hôi, nếu không được vệ sinh kịp thời và cẩn thận thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, đồng thời cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm ngoài da phát triển nhanh hơn.
- Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tắm giặt, ăn uống.
Ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng sông suối nhiều, ý thức về vệ sinh chưa cao, người dân còn sử dụng nguồn nước tự nhiên để sinh hoạt. Những nguồn nước này ít khi đảm bảo vệ sinh, không chỉ là nguồn gây bệnh Hắc lào tiềm tàng, mà còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da và bệnh tiêu hóa.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, bàn chải với người bị bệnh.
Khi có người bị bệnh hắc lào, cần đem quần áo, vật dụng vệ sinh cá nhân của họ đun sôi, phơi nắng kĩ để diệt trừ lượng vi nấm, vi khuẩn còn lại trên đó. Việc không chỉ giúp người bệnh dễ dàng điều trị, tránh tái đi tái lại mãi không khỏi, mà còn ngăn ngừa khả năng lây bệnh cho những người xung quanh. Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị bệnh ngoài da, bệnh lây nhiễm...
- Lây nhiễm từ động vật, thú nuôi trong nhà.
Tuy đây là trường hợp ít, nhưng vẫn có thể xảy ra. Trong bài viết "Thú nuôi có bị hắc lào???" chúng tôi đã đề cập việc thú nuôi mang những mầm bệnh và lây lan cho người là hoàn toàn có thể. Hắc lào cũng là một trong những loại bệnh có thể lây nhiễm từ động vật. Ngoài vệ sinh bản thân thật tốt, cũng cần giữ vệ sinh cho thú nuôi trong nhà, sau khi tiếp xúc thì nên rủa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi thú nuôi có biểu hiện bị rụng lông, ngứa ngáy ghẻ lở thì hạn chế không tiếp xúc và trị bệnh cho chúng tại các cơ sở thú y.
"Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Những mẩn đỏ này ban đầu chỉ trong 1 vùng nhỏ (thường có hình dạng đồng xu hay oval), thường xuất hiện ở bẹn, chân, tay, mặt, bụng... Điểm chung của các vùng nổi mẩn đỏ này đó là chúng xuất hiện ở các vùng gấp, nơi vi khuẩn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ mà ít được vệ sinh."
Bệnh Hắc lào khá lành tính nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ dễ dàng tái phát và trở thành nấm da mạn tính. Hắc lào gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh, công việc, học hành đều trở nên khó khăn do những tác hại của bệnh, càng khó chịu hơn bị bệnh lây lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể, gây tổn thương, chàm hóa da, ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ mà khi bị rất khó để chữa trị. Và do Hắc lào có đặc thù dễ lây lan, khó dứt điểm nên việc điều trị có thể nói khá khó khăn.
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!


Thú Nuôi Có Bị Hắc Lào???


"Cho dù bạn rất tự hào vì sở hữu một chú mèo xinh xắn, một chú chó trung thành hay một nàng hamster đáng yêu, nhưng bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh từ những thú cưng đó. Rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, từ vi khuẩn, nấm cho tới virus, có thể lây từ thú cưng sang bạn."


Và Hắc lào cũng không phải ngoại lệ. Là một bệnh gây nên bởi vi nấm, hắc lào rất dễ lây nhiễm trên thú nuôi, đặc biệt là chó và mèo.
Thông thường, thú nuôi trong nhà thường ít được vệ sinh cẩn thận, nhưng lại cực kì "hiếu động", lăn lội khắp sàn nhà, bụi cây, đống cát... thu gom một lượng lớn vi khuẩn, vi nấm... trở thành một nguồn lây bệnh "di động" đem lại khả năng lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Hắc lào là một trong những mầm bệnh tiềm năng đó.

Khi thấy thú nuôi của bạn bị rụng lông, ngứa, ghẻ lở thì tránh tiếp xúc với chúng. Đặc biệt là lông của chúng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để chữa trị cho thú nuôi, tránh để bệnh ở thú nuôi trở nên nặng hơn.

Đặc biệt, nếu bạn hoặc trong nhà bạn có trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch, bạn phải tuyệt đối tuân thủ những quy tắc vệ sinh khi chăm sóc thú cưng:
- Rửa tay sạch sẽ.
- Nếu bạn nuôi mèo, hãy đảm bảo rằng ổ mèo được dọn hàng ngày.
- Nếu mèo của bạn thả rông, không nên để phân mèo vương ở sân.
- Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch, không nên nuôi thú cưng.
- Để bảo vệ trẻ nhỏ, hãy dạy chúng rửa tay sạch sau khi chạm vào thú cưng.
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!


Mùa Nào Dễ Mắc Hắc Lào?


"Hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo."


Hắc lào là một bệnh ngoài da khá phổ biến và dễ gặp. Thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi liệu hắc lào thường xuất hiện vào mùa nào? Mùa nắng nóng, hay mùa mưa ẩm ướt.

Câu trả lời là cả 2. Như đã đề cập trong loạt bài Thuốc trị hắc lào cùng bí quyết và Khi nào hắc lào trở lại thì khả năng người bệnh nhiễm (hay tái nhiễm) hắc lào thì nguyên nhân lớn nhất là môi trường sống/làm việc cùng thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và điều kiện sống với mỗi người khác nhau, nên cũng theo từng mùa, hắc lào có cơ hội lây nhiễm và tái phát cao hơn.

Ví du như với những người lao động chân tay, việc nắng nóng khiến họ tiết mồ hôi nhiều hơn. Cùng với việc quần báo bó hẹp, ít vệ sinh sạch sẽ; cơ thể họ bỗng chốc trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển mạnh. Ngược lại, có thể trong những ngày mưa ẩm ướt, quần áo không được phơi khô, còn ẩm ướt, hoặc mùa mưa ao hồ, nguồn nước bẩn nhiều, khiến cho vi nấm gây bệnh hắc lào cũng có khả năng phát triển.


Khi đã xác định được nguyên nhân, thì việc phòng bệnh phải bắt đầu bằng lối sống vệ sinh sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên. Luôn giữ áo quần, cơ thể khô ráo, không nên mặc quần áo chung với người khác, tránh làm việc nơi ẩm ướt, nếu ra mồ hôi nhiều cần phải thường xuyên tắm giặt và giữ khô vùng háng, nách, bẹn. Khi mắc bệnh phải đi khám để được hướng dẫn chữa trị đúng cách.

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!


CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: TRỊ HẮC LÀO BẰNG THUỐC 7 MÀU

thuoc 7 mau

Hi bạn!
Có thể nói thuốc 7 màu hay có tên gọi đầy đủ là Silkron là một loại thuốc Tây bôi ngoài da rất phổ biến mà nhiều người không may mắc phải bệnh hắc lào đều biết đến. Vậy loại thuốc trị hắc lào 7 màu này có “thần thánh” thật sự như nhiều người vẫn nghĩ?

Thuốc 7 màu là một loại thuốc bôi ngoài da dạng thuốc mỡ với thành phần chính là betamethasone, đây là một loại corticoid có tính kháng viêm mạnh, làm teo các mụn nước trên vùng da nhiễm nấm hắc lào cũng như ức chế hoạt động của vi nấm trên da. Vậy nên hiệu quả điều trị trong những ngày bôi đầu tiên là rất cao. Dẫn đến người bệnh nghĩ rằng quá trình điều trị đang diễn ra rất tốt vì thấy các mụn nước teo nhỏ và biến mất rất nhanh cũng như giảm hẳn cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Tuy nhiên, sự thật là corticoid có khả năng che khuất các dấu hiệu của căn bệnh hắc lào. Hơn thế nữa khả năng đề kháng tự nhiên của da và cơ thể bị giảm. Trong tất cả các phương pháp điều trị tây y đều phải rất thận trọng về liều lượng và thời gian điều trị vì sẽ rất dễ đến vấn đề “nghiện corticoid” mà bệnh dây dưa không thể dứt hẳn.

hac lao

Và hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tác động của các thành phần này với phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên lời khuyên của đa số các bác sĩ là không nên sử dụng và nếu có thì phải lưu tâm đến các tác dụng phụ mà có thể kể đến đầu tiên là vấn đề suy tuyến thượng thận.

Đây cũng là thắc mắc của không ít người bệnh về vấn đề bôi thuốc 7 màu để trị hắc lào nhưng không khỏi. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn và có những lưu ý cho bản thân để có được phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất cho căn bệnh hắc lào.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Hắc Lào Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trong thời gian mang thai, bất kì mọi thay đổi nào của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Không chỉ Hắc lào, phụ nữ đang mang thai cũng rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone và nội tiết tố, đồng thời hệ miễn dịch cũng bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Tuy nhiên, tin vui là Hắc lào chỉ là một bệnh ngoài da, không nhiễm vào trong cơ thể và không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Dẫu vậy, Hắc lào nếu không được chữa trị kịp thời sẽ phát triển tiêu cực hơn, gây tổn thương da, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt của các bà mẹ. Những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến việc chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, cần phải tiến hành chữa trị sớm theo chỉ định của bác sĩ da liễu ngay khi phát hiện bệnh. Thời gian này cần phải theo dõi và đặc biệt cẩn trọng do nếu điều trị sai cách sẽ gây ảnh hưởng ngược tới thai nhi.
Hắc lào là bệnh gây ra bởi vi nấm cạn, làm tổn thương da, gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Muốn điều trị dứt điểm bệnh này người bệnh phải kết hợp giữa điều trị bằng thuốc bôi và uống kháng sinh. Tuy nhiên, rất nhiều loại kháng sinh bà bầu không thể sử dụng trong thời kì mang thai và cho con bú. Đặc biệt, không được sử dụng thuốc chống nấm ketoconazol dạng uống do thuốc ngấm qua được nhau thai, nhưng còn chưa có những nghiên cứu đầy đủ ở người. Vì vậy, chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi lợi ích điều trị xác đáng hơn các nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi. Thuốc có thể tiết vào sữa, do đó người mẹ đang điều trị với ketoconazol không nên cho con bú. Những tác dụng phụ của ketoconazol đã được đề cập trong bài viết NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC UỐNG CHỮA HẮC LÀO: Phần 2.
Thêm một lưu ý khác là nếu người mẹ bị hắc lào ở vùng bẹn, vùng kín... nếu không chữa trị dứt điểm, khi sinh em bé thì da của trẻ có thể tiếp xúc với vùng da bị nấm hắc lào của người mẹ, gây tình trạng lây lan. Điều này cũng vô cùng nguy hiểm do làn da trẻ thời điểm đó cực kì nhạy cảm, mỏng manh, sức đề kháng cũng rất yếu, không thể dùng bất kì biện pháp chữa trị nào được, vậy nên, việc điều trị dứt điểm cho mẹ là cực kì cần thiết.

KẾT LUẬN: Hắc lào có thể xảy ra ở người mẹ đang mang thai, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưg đem lại những bất tiện cho việc sinh hoạt và chăm sóc bản thân, càng nguy hiểm hơn nữa khi hắc lào không được chữa trị dứt điểm và để lây lan sang cho trẻ khi mới ra đời. Việc dùng thuốc gì và liều lượng như thế nào cần phải được thầy thuốc chuyên về da liễu khám và chỉ định, nếu tự ý dùng có thể sẽ xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Với những kinh nghiệm trong điều trị bệnh hắc lào, chúng tôi khuyến khích người bệnh sử dụng những sản phẩm an toàn, có chiết xuất từ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo độ hiệu quả. Với sản phẩm tRILAX của LAVOTON, bệnh hắc lào dễ dàng bị đẩy lùi từ sau 1-3 liệu trình điều trị. Để xem thông tin chi tiết về sản phẩm, xin vui lòng truy cập LAVOTON.com hoặc tham khảo các bài viết khác về sản phẩm trong website KhoiHacLao.com
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!